Khí hậu Núi Tatra

Tatras nằm trong khu vực ôn đới của Trung Âu. Dãy núi này có ảnh hưởng lớn đối với sự chuyển động của khối không khí. Địa hình núi của Tatras biến nơi này trở thành một trong những vùng khí hậu đa dạng nhất khu vực đó.

Lượng mưa

Lượng mưa cao nhất được ghi nhận ở các sườn phía bắc của dãy núi. Trong tháng 6 và tháng 7, lượng mưa hàng tháng đạt khoảng 250 mm (10 in). Lượng mưa trung bình từ 215 đến 228 ngày một năm. Dông trung bình 36 ngày một năm.   [ <span title="This claim needs references to reliable sources. (October 2018)">cần dẫn nguồn</span> ]

Lớp phủ tuyết

Độ dày tối đa trên đỉnh lên tới:

  • ở Ba Lan - Kasprowy Wierch: 355 cm (140 in)
  • ở Slovakia - Lomnický Štít: 410 cm (161 in)

Đỉnh núi đôi khi được bao phủ bởi tuyết hoặc băng trong suốt cả năm, thường xuyên xảy ra hiện tượng tuyết lở.

Nhiệt độ

Biên độ nhiệt từ −40 °C (−40 °F) vào mùa đông đến 33 °C (91 °F) trong những tháng ấm hơn. Nhiệt độ cũng thay đổi tùy theo độ cao và mức phơi nắng theo độ dốc núi nhất định. Nhiệt độ dưới 0 °C (32 °F) kéo dài khoảng 192 ngày trên các đỉnh núi.   [ <span title="This claim needs references to reliable sources. (October 2018)">cần dẫn nguồn</span> ]

Gió

Tốc độ gió trung bình trên các đỉnh là 6 m/giây.

  • gió nam ở phía bắc
  • gió tây ở chân núi Tatra (lưu vực Orava -Nowy Targ)
  • gió phơn (tiếng Ba Lan: halny) thường thổi vào giữa tháng Mười và tháng Năm. Gió ấm,khô và có thể gây ra thiệt hại lớn.
  • Tốc độ gió tối đa là 288 km/h (179 mph) (số liệu đo được vào ngày 6 tháng 5 năm 1968).[6]

Vào ngày 19 tháng 11 năm 2004, phần lớn các khu rừng ở phía Nam Slovakia của High Tatras đã bị hư hại do một cơn bão gió mạnh.[6] Ba triệu mét khối cây bị bật gốc, hai người chết và một số ngôi làng bị mất liên lạc hoàn toàn. Một vụ cháy rừng sau đó đã gây ra thiệt hại còn nghiêm trọng hơn cho khu vực này, và sẽ mất nhiều năm cho đến khi hệ sinh thái địa phương được phục hồi hoàn toàn.   [ <span title="This claim needs references to reliable sources. (July 2011)">cần dẫn nguồn</span> ]